Nuôi một đứa trẻ khôn lớn không chỉ là vấn đề tiền bạc, thời gian, công sức của cha mẹ, mà điều quan trọng hơn cả là cách nuôi dưỡng của cha mẹ.
Con cái ngày nay là báu vật quý giá nhất của cha mẹ. Các bậc phụ huynh thường lo con bị tổn thương về cả thể chất lẫn tâm lý nên luôn đáp ứng yêu cầu của con cái. Vì vậy, rất nhiều đứa trẻ được “chiều quá sinh hư”, có thái độ ngang bướng, không nghe lời…
Lý do dẫn đến những hành động như vậy thường xuất phát từ nhiều khía cạnh. Chẳng hạn như, bản chất của trẻ con hiếu động và nghịch ngợm, không biết rằng hành vi của mình là sai; Hoặc do cha mẹ không dạy dỗ đúng cách, luôn chiều chuộng mà không sửa sai cho con; Hoặc do bản thân trẻ chưa được học và nắm vững những chuẩn mực xã hội…
Ấn tượng chung của mọi người về những đứa trẻ như vậy thường không tốt. Họ thậm chí cho rằng, trẻ lớn lên sẽ khó đạt được thành tựu tốt.
Thực tế không phải như vậy, mỗi đứa trẻ đều là một “cổ phiếu tiềm năng”. Nếu các bé có thể nhận được phương thức giáo dục chính xác, nhất định có thể trở thành người giỏi giang, đầy hứa hẹn trong tương lai.
Tại sao những đứa trẻ ngang bướng, nghịch ngợm vẫn có thể là “cổ phiếu tiềm năng”?
1. Có trí tưởng tượng phong phú
Có một giai đoạn, trẻ có thể “huyên thuyên” đủ thứ chuyện trên đời, nghe khá phi logic. Không ít bố mẹ còn nổi cáu với con vì trẻ nói quá nhiều, nói những điều "ngớ ngẩn"... Nhưng đó chính là cách trẻ tìm hiểu và mở rộng nhận thức.
Những đứa trẻ nghịch ngợm thường có trí tưởng tượng phong phú, có thể nghĩ ra những điều mà người khác không ngờ tới. Tuy nhiên, do các bé còn nhỏ nên chưa biết cách thể hiện tư duy của mình một cách chuẩn mực.
Nếu được hướng dẫn đúng phương pháp, đó là một cách để trẻ sáng tạo, giúp phát triển trí não tốt hơn. Do đó, bố mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe, giảng cây cảnh văn phòng giải cho con hiểu, đồng thời có thể sửa chữa những câu nói chưa đúng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
2. Có nguyên tắc và ý chí
Một số đứa trẻ rất bướng bỉnh và không thích phải nhượng bộ. Bé sẽ luôn tuân theo nguyên tắc của mình, làm những gì muốn làm và thích đưa ra quan điểm cá nhân. Trên thực tế, tính cách này thể hiện sự nguyên tắc và ý chí của một người. Trong tương lai, nếu được định hướng phát triển đúng, trẻ sẽ trở thành một người có ý chí mạnh mẽ, luôn kiên định với bản thân và dám đối mặt với mọi sự phản đối.
3. Rất thông minh
Có những đứa trẻ rất thích tháo tung đồ đạc ra bởi chúng thực sự tò mò về những thứ chúng chưa biết đến. Chúng có thể dùng tay để tháo rời đồ chơi, xem cấu trúc bên trong chiếc xe ô tô đồ chơi thế nào, lớn hơn chút, chúng biết dùng tua vít, búa... để tháo dỡ những đồ dùng lớn hơn...
Nhiều đứa trẻ có chỉ số thông minh cao, nhưng do không sử dụng đúng chỗ nên mới hình thành các hành vi phá phách, nghịch ngợm quá mức. Khi đó, cha mẹ nên quan tâm đến hành vi của con mình nhiều hơn. Thay vì chỉ trách mắng trẻ, hãy hướng dẫn cho con được sáng tạo và phát triển một cách chính xác.
3 điều để giáo dục trẻ trở thành người có triển vọng
1) Sự hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ
Cha mẹ nên quan sát và đồng hành trong chặng đường khôn lớn của trẻ. Họ nên là người tìm ra các phương pháp giáo dục đúng đắn và đưa con tham gia một số hoạt động ngoại khóa, giúp con có thêm kinh nghiệm.
Hãy để đứa trẻ đối mặt với nhiều thứ hơn, trải qua một số khó khăn và thất bại, như vậy bé mới có thể rèn luyện tính cách của mình. Sau này, dù có phải đối mặt với giông bão, con cái vẫn bình tĩnh để tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Nếu trẻ đạt được kết quả nào đó, nên dành lời khen ngợi và tán thưởng nhiều hơn. Khi được mọi người chú ý đến mình hơn, trẻ sẽ ý thức được rằng đâu là hành động đúng đắn, được hoan nghênh, và đâu là hành động không thích hợp. Như vậy, bản thân trẻ có thể thay đổi hành vi của mình, ngày càng nghe lời cha mẹ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
2) Khuyến khích trẻ phát triển trí tưởng tượng của mình
Cha mẹ nên khuyến khích, hiểu và ghi nhận trí tưởng tượng của trẻ khi con họ còn nhỏ. Thay vì tỏ ra thiếu kiên nhẫn, họ nên vạch ra các phương pháp khác nhau cho hành trình khám phá, giúp trẻ luôn cảm thấy mới mẻ với việc học tập và phát triển. Dần dần, trẻ sẽ biết cách sử dụng trí tưởng tượng của mình để có thể tạo ra những thành tích tốt hơn và khiến bản thân có triển vọng hơn.
3) Đừng chỉ nói mà hãy để trẻ tự trải nghiệm
Từ quan điểm của cha mẹ và người lớn, hành động của trẻ là sai lầm. Nhưng chưa chắc đứa trẻ đã tự nhận thức được điều đó. Khi bản thân bé cảm thấy mình không sai thì chưa chắc đã chịu nghe lời dạy bảo của bố mẹ.
Do đó, trong quá trình giáo dục con, cha mẹ nên để con tự nghiệm ra lỗi lầm của mình và trực tiếp đối mặt với hậu quả do hành động sai lầm đó gây ra.
Đồng thời, cha mẹ cũng nên tôn trọng ý kiến của trẻ một cách công bằng. Sử dụng đúng phương pháp, chúng ta mới có thể sửa đổi hành vi sai lầm của con.
*Theo Aboluowang
Phương Thuý
Theo Trí thức trẻ